Kinh nghiệm quản lý khách sạn hiệu quả đầu tiên là người quản lý khách sạn và cách thức hoạt động khách sạn. Một khách sạn có tồn tại vững chắc và nhận được sự quan tâm của khách hàng hay không phụ thuốc nhiều vào năng lực của người quản lý. Trong bài viết này, Ohotel chia sẻ 5 kinh nghiệm quản lý khách sạn thành công
1. Khách hàng là thượng đế
Đây không phải là một kinh nghiệm xa lạ với chúng ta, bởi nó được áp dụng trong mọi ngành nghề kinh doanh. Thật không ngoa khi nói rằng đây được coi là kim chỉ nam trong kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng.
Khách hàng là người trực tiếp mang lại doanh thu cho khách sạn, bởi vậy đây chính là đối tượng mục tiêu trong kế hoạch phát triển khách sạn lâu dài.
Yoshida Tadao – người sáng lập công ty khóa kéo YKK cho rằng: “ Không suy nghĩ cho lợi ích của khách hàng thì doanh nghiệp không thể làm ăn phát đạt. Muốn có lợi thì trước hết ta phải gieo mầm thiện cho cái thiện, sau đó cái thiện sẽ đáp đáp ta”.
Một người quản lý khách sạn giỏi sẽ là người đặt mình vào vị trí của khách hàng, lắng nghe ý kiến của khách hàng trước lợi nhuận thu về của khách sạn. Không chỉ mang đến những căn phòng, dịch vụ,… chất lượng cho khách hàng mà còn cần có thái độ ứng xử đúng mực khi xử lý khiếu nại hay những điểm không hài lòng của họ một cách nhanh chóng.
2. Quản lý nhân viên
Trong kinh doanh khách sạn, nhân viên được coi là bộ mặt, hình ảnh của khách sạn. Việc sở hữu những nhân viên tận tâm, chu đáo và có ý thức trong công việc sẽ giúp cho việc quản lý khách sạn thuận lợi và phát triển hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có bảng công việc chi tiết cho từng bộ phận. Cập nhật những nguyên tắc thưởng phạt đánh giá năng lực làm việc của từng người để vận hành khách sạn suôn sẻ.
>> Xem thêm: Để trở thành nhà quản lý khách sạn thành công
3. Quảng cáo khách sạn
Quảng cáo khách sạn là chiến lược không thể thiếu trong kế hoạch phát triển, đặc biệt với những khách sạn mới kinh doanh. Công việc bạn cần làm là xây dựng thương hiệu, hình ảnh khách sạn trên các kênh thông tin như: website, mạng xã hội, báo trí, truyền hình.
Không có một khách sạn nào có thể đáp ứng được mọi đối tượng khách hàng. Việc marketing tới thị trường mục tiêu là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả cho chiến dịch quảng bá mà còn tiết kiệm chi phí.
4. Quản lý dòng tiền trong khách sạn
Một trong những kinh nghiệm quản lý khách sạn hiệu quả chính là quản lý dòng tiền. Dòng tiền ở đây chính là số tiền thu chi hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng tại khách sạn. Có một lời khuyên của những nhà quản lý kỳ cựu đi trước chính là quản lý chặt chẽ tài chính khách sạn, nắm bắt từng hạng mục thu chi và xem lại báo cáo doanh số cuối mỗi ngày.
5. Ứng dụng phần mềm quản lý
Sự phát triển của công nghệ đã cho ra đời những phần mềm quản lý khách sạn thích hợp với từng quy mô, hình thức khách sạn khác nhau. Thay vì “quản lý bằng sổ sách” hãy lựa chọn cho mình một phần mềm quản lý phù hợp với khách sạn bạn đang kinh doanh. Bạn không thể ngồi hàng giờ để tính toán những con số của từng hóa đơn một được.
Người quản lý thông minh là người biết nắm bắt xu hướng thực tế. Phần mềm quản lý khách sạn có ưu điểm là quản lý chính xác, linh hoạt, hỗ trợ báo cáo nhiều tiện ích và hệ thống hóa quy trình quản lý các nghiệp vụ trong khách sạn.
Kinh doanh khách sạn hiệu quả không chỉ do chất lượng phòng ở, dịch vụ, giá cả hợp lý mà còn phụ thuộc khá nhiều vào cách thức quản lý. Để trở thành một nhà quản lý giỏi hãy tham khảo kinh nghiệm quản lý khách sạn từ những người đi trước và lựa chọn cách thức quản lý phù hợp nhất cho khách sạn của bạn.
Chúc các bạn kinh doanh thành công!