Kinh doanh du lịch phát triển cơ hội việc làm mở ra. Điều này khiến tình trạng nhảy việc ngày một gia tăng. Nhân sự luôn là vấn đề đau đầu của các chủ nhà nghỉ, khách sạn. Vậy làm sao để khách sạn có thể tránh được tình trạng nhân viên nhảy việc sau kỳ nghỉ Tết? Hãy cùng Ohotel tham khảo ngay 5 mẹo nhỏ dưới đây nhé!
1. Thưởng nhiều lần thay vì dồn vào cuối năm
Trên thực tế có không ít khách sạn sử dụng hình thức dồn thưởng vào cuối năm. Nhằm mong muốn giữ chân nhân viên. Tuy nhiên, điều này vô hình chung lại không khuyến khích nhân viên đúng thời điểm. Làm giảm sự cạnh tranh, nhiệt huyết của họ. Dẫn đến hiệu suất kinh doanh trở nên dậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi về phía sau.
Vậy một chính sách phân chia thưởng phù hợp, kịp thời ắt hẳn sẽ có ý nghĩa hơn cho cả nhân viên và khách sạn đúng không?
2. Chế độ tăng lương, thưởng rõ ràng, minh bạch
Tập trung vào doanh số, cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như hình ảnh của khách sạn luôn là cần thiết. Tuy nhiên, chủ khách sạn cũng đừng quên quan tâm và ghi nhận mọi nỗ lực của nhân viên.
Ngay từ khi nhân viên của bạn làm việc hãy cho họ thấy một quy chế lương thưởng rõ ràng. Việc làm này nhằm mục đích cho họ hiểu những nỗ lực của họ sẽ được nhận được phần thưởng xứng đáng. Dù nơi làm việc là một nhà nghỉ quy mô nhỏ hay chuỗi các khách sạn. Thì vẫn sẽ là một môi trường công bằng cho mọi người cùng phát triển.
3. Quan tâm đến những phúc lợi nhỏ cho nhân viên
Yếu tố lương thưởng không phải là tất cả để khiến một nhân viên cống hiến hết mình và ở lại lâu dài với khách sạn của bạn. Đôi khi những phúc lợi nho nhỏ lại mang hiệu quả tốt hơn nhiều.
Ví dụ như một bữa trưa miễn phí vào những ngày đông khách hàng. Vừa để động viên lại vừa gắn kết mọi người với nhau. Một bức thư tay do chính chủ khách sạn viết để gửi đến nhân viên vào ngày sinh nhật, ốm đau hay dành được thành quả trong công việc cũng thật ý nghĩa.
Có thể không ít người nghĩ nó sẽ tốn thời gian. Nhưng thực tế mọi mối quan hệ đều như con đường hai chiều. Chỉ bỏ ra vài ba phút cùng sự chân thành của bản thân là bạn đã thu phục được lòng người. Giúp nhân viên vui vẻ, yêu quý và sẵn sàng phấn đấu cho khách sạn của bạn rồi đấy!
4. Tạo môi trường công bằng cho nhân viên đưa ra ý kiến, phát huy và thể hiện bản thân
Thay vì liên tục phủ nhận mọi sự đóng góp của nhân viên khiến họ cảm thấy bản thân không có giá trị mà rời bỏ khách sạn. Tại sao bạn không chỉ rõ cho nhân viên những ý tưởng đó hay và không hay ở đâu. Đồng thời phân tích rõ công việc của họ. Cho dù là nhỏ nhặt cũng sẽ có tầm quan trọng như thế nào với khách sạn. Việc làm này giúp nhân viên xác định được định hướng công việc và cảm thấy công sức mình bỏ ra ý nghĩa hơn, yêu quý việc làm hơn.
5. Không ngừng trao cơ hội mới, thúc đẩy nhân viên bứt phá
Có thể bạn nghĩ việc lớn, quan trọng sẽ giao cho người có kinh nghiệm, đã từng làm tốt. Nhưng nếu không thử khai thác làm sao hiểu hết được khả năng của các nhân viên?
Điều này không chỉ lãng phí tài năng của nhân viên mà còn bỏ qua cả nguồn lực sẵn có của khách sạn. Một người chủ giỏi sẽ không chỉ giỏi trong việc quản lý những người có tài mà còn khai thác hết các cá thể bình thường giúp họ trở nên xuất sắc. Vì vậy đừng chỉ mặc định người mới, chưa có trình độ cao thì chỉ làm những việc nhỏ, vặt vãnh, không cần thiết và thiếu quan trọng, hãy trao cho họ cơ hội phát triển.
Trên đây là những mẹo dùng người tuy nhỏ mà hữu ích vô cùng, hãy lưu lại lại và áp dụng bạn. Và nhớ đừng quên nếu việc quản lý, đánh giá hiệu quả nhân viên quá khó khăn với bạn thì hãy đến với mọi vướng mắc đó đều sẽ được giải quyết hết một cách vô cùng đơn giản.