Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu của quy hoạch là phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ trở thành vùng động lực hàng đầu để phát triển du lịch Việt Nam. Với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh với các nước trong khu vực.
Miêu tiêu của chính phủ tới năm 2030
Theo đó mục tiêu cho tới 2030, Việt Nam có 7 vùng du lịch với sản phẩm đặc trưng của từng vùng, 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch. Cụ thể tập trung đầu tư phát triển 4 khu du lịch quốc gia gồm: Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Long Hải – Phước Hải (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Bà Đen (Tây Ninh) và Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). 5 điểm du lịch quốc gia, gồm: Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh), Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai), Hồ Trị An – Mã Đà (Đồng Nai), Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Tây Ninh) và Tà Thiết (Bình Phước).
Phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch của Vùng và tiểu vùng du lịch phía Bắc. Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thành trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch phía Nam. Đồng thời giữ vai trò trung tâm phụ trợ của Vùng. Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Bắc. Thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) thành trung tâm phụ trợ của tiểu vùng du lịch phía Nam…
Mức tăng trưởng trong mỗi giai đoạn
Quy hoạch cũng đặt ra mức tăng trưởng số lượt khách du khách tới Việt Nam từ 3-4 triệu/giai đoạn. Mỗi giai đoạn gồm 5 năm. Dự kiến đóng góp của nghành trong cơ cấu GDP đạt 7,5% vào năm 2030, tăng 1,5% so với 2015. Thu hút 4,7 triệu người làm việc trực tiếp và gián tiếp. Có 900 nghìn buồng để phục vụ lưu trú khách du lịch. Du khách quốc tế tập trung các thị trường gần gồm: Đông Bắc Á, ASEAN, 1 số thị trường truyền thống từ Tây, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Châu ÚC . Khu vực Đông Âu gồm Nga và Ukraina, thị trường mới là Trung Đông và Ấn Độ.
Cũng theo quy hoạch trên thì kinh tế từ khu vực tư nhân vẫn đóng vai trò chủ đạo. (Chiếm tới 90-92%). Các lĩnh vực ưu tiên gồm đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, sản phẩm du lịch. (Ưu tiên nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển. Nhóm sản phẩm du lịch gắn với di sản văn hóa thế giới). Nguồn nhân lực, tài nguyên, bảo vệ môi trường du lịch và cuối cùng là các khu, điểm du lịch. Trong đó cũng chỉ rõ sẽ có chính sách ưu đãi cho kinh doanh du lịch quốc tế.
Theo www.itdr.org.vn